Image default
Sức khỏe Tin tức

Quá trình phát triển của thai nhi

Dù bạn mới mang thai lần đầu, bạn cũng nên “nằm lòng” những thông tin cơ bản về quá trình phát triển của thai nhi, bao gồm cân nặng, kích thước và các vấn đề sức khỏe khác để có chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp thai nhi luôn khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt nhất.

1. Thụ thai

Khi tinh trùng gặp trứng, quá trình thụ tinh sẽ diễn ra, ngay lúc này, cấu tạo di truyền học đã bắt đầu hình thành. Sau ba ngày khi thụ thai, trứng đã thụ tinh sẽ phân chia thành nhiều tế bào, đi qua ống dẫn trứng vào dạ con, bắt đầu quá trình làm tổ trong tử cung.

Thai nhi phát triển như thế nào? Làm sao để biết con khỏe mạnh

2. Thai nhi 4 tuần

Thời điểm đầu mang thai, mẹ bầu sẽ cảm thấy cơ thể bắt đầu có sự thay đổi như đau bụng dưới, buồn nôn, hay mệt. Ngay lúc này, thai nhi đã bắt đầu phát triển, tạo khuôn cho mặt và cổ. Trong khi các mạch máu đang phát triển thì phổi, dạ dày, gan mới bắt đầu xây dựng nền móng đầu tiên.

3. Thai nhi 12 tuần

Trong khoảng thời gian này, thai nhi đã bắt đầu có vóc dáng hoàn chỉnh và dần cứng cáp hơn, thậm chí, mẹ dễ dàng cảm nhận được sự hiện diện của con ở đầu tử cung trên xương mu. Bên cạnh đó, khi đi siêu âm, mẹ có thể nghe được nhịp tim thai và biết được giới tính con qua các thiết bị đặc biệt.

4. Thai nhi 16 tuần

Lúc này, bé đã bắt đầu cảm nhận được những hoạt động của bên ngoài, bé sẽ nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, hay bị nấc cụt.

Tuy nhiên, đây là một dấu hiệu tốt cho thấy khả năng hít thở của bé đang hoàn thiện và phát triển hoàn toàn khỏe mạnh. Trong bụng mẹ, mắt bé đã có thể chớp chớp, tim và mạch máu đã hoàn toàn định hình, ngón chân, tay cũng hình thành vân.

Thai nhi phát triển rõ rệt qua các thời kỳ

5. Thai nhi 20 tuần tuổi

Khi mang thai đến tuần 20, tử cung mẹ đang có thể ngang rốn bởi bé đã nặng gần 300 gram và dài hơn 15cm. Trong bụng mẹ, thai nhi đã có thể mút ngon tay, ngáp, duỗi và làm các khuôn mặt khác nhau.

6. Thai nhi 24 tuần tuổi

Cơ thể bé đã phát triển đầy đủ với các chức năng, khuôn mặt, lông mi, lông mày đã dần hoàn thiện. Lúc này, mẹ nên thủ thỉ với con mỗi ngày để con có thể hình thành tư duy tốt về sau.

7. Thai nhi 28 tuần tuổi

Bé cưng đã nặng khoảng hơn 1kg và sẽ động đậy với tần suất nhiều hơn. Thời điểm này sẽ rất dễ “sinh non”, vì vậy, mẹ nên cẩn thận chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt để đảm bảo sự an toàn.

8. Thai nhi 32 tuần

Da của em bé trong thời gian này đã bắt đầu hình thành ít nhiều nếp nhăn do lớp chất béo bắt đầu hình thành dưới da. Các mẹ nên đi khám bác sĩ thường xuyên ở thời điểm này để theo dõi trọng lượng và chuyển động của bào thai.

9. Thai nhi 36 tuần

Thời điểm này, bé bắt đầu phát triển nhanh về trí não, cao khoảng 47cm và nặng gần 2,7kg. Cụ thể, mẹ có thể cảm nhận con đã lớn bằng một trái dưa gang, chân và khuỷu tay có thể nổi trên bụng mẹ.

Mang thai và sinh con là một hành trình vất vả nhưng đầy sự hào hứng và hạnh phúc. Biết được sự phát triển của thai nhi qua các thời kỳ sẽ giúp mẹ có thể chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân và bảo vệ cho con yêu.

Related posts

Ставки и Спорт Онлайн официальный Сайт Букмекерской Конторы Betboo

Lê Đoan Trang

Betonred Casino Recenze Bonusy A Hry Pro Čechy

Lê Đoan Trang

Mostbet’te Kayıt Ve Giriş Sürec

Lê Đoan Trang

Leave a Comment